Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO

Ngày nay công cuộc ca ngợi phụ nữ bước sang một giai đoạn mới. Nếu như trước kia người phụ nữ được ca tụng trong dạng đơn chiếc: trong các tác phẩm điêu khắc, hội họa của các nghệ sĩ thời phục hưng… Chị em thường được đặt trong những tư thế lộ thiên đầy mạo hiểm, thì ngày nay khung cảnh thật hãi hùng. Công cuộc ca ngợi chuyển sang thể tổng lực: mọi phương tiện phát thanh, truyền hình, văn chương, thơ ca hò vè, phim kịch…thậm chí cả tiếu lâm, văn tế…cũng được huy động mà chưa đủ nói hết tâm can của phái mày râu. Phụ nữ không còn bị để trần trụi như trước, họ đứng trong tổ chức, trong quần chúng, quần thể. Bây giờ là hình ảnh phụ nữ trong lao động, trong sản xuất, trong khoa học, trong gia đình văn hóa mới,…nhiều vô kể xiết. Đặc biệt, ở đâu lấp ló bóng dáng tình yêu, nồng nàn tình củ thì ở đó hình ảnh người phụ nữ nổi lên sáng lòa. Nếu thơ ca, văn học, phim ảnh là những ổ truyền tình, thì ca dao là cội nguồn của tình yêu, nó là miếng đất phù sa trên đó mọi sắc thái, mọi tính cách của phụ nữ được bộc lộ một cách độc đáo và đáo để.

Trong ca dao cổ truyền, cái tên phụ nữ, thiếu nữ, thanh nữ, đàn bà, bà xã…đồng loạt vang lên một cách thiết tha và hùng dũng. Phụ nữ là nguyên nhân của những tình yêu tự phát:

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

LỆCH PHA (hài kịch)

ĐƯA XI-BEC-NÊ-TIC VỀ QUÊ

(Hài kịch, một màn)

CÁC VAI:

-         Ông Mắc – chủ nhiệm Hợp tác xã, khoảng 50-55 tuổi (CN)
-         Ông Phán – cán bộ Huyện, khoảng 40-45 tuổi (CBH)
-         Anh Tưởng – kỹ sư điều khiển học, khoảng 23-25 tuổi (KS)
-         Anh Phễu – nông dân, vai phụ

BỐ TRÍ:   Nhà ông chủ nhiệm HTX: 1 bàn, 3 ghế, 1 bộ ấm chén, quyển sổ công tác, tờ báo, điếu cày, 1 chõng tre (hoặc phản).
          Ông chủ nhiệm Mắc đang ngồi rít thuốc lào, hai chân ghếch lên ghế vẻ khoan khoái. Có tiếng gõ cửa, hai người đàn ông bước vào: cán bộ huyện Phán vai đeo xà cột, kỹ sư Tưởng tay xách túi du lịch.

ĐỔI MỚI CÁCH NGHĨ

Cả phòng Thống kê ngồi bứt tai. Chưa bao giờ trong lịch sử họp hành lại có cuộc hội nghị bế tắc đến như vậy. Đến cả những vị mê phát biểu nhất, hay pha trò đùa tếu nhất hôm nay cũng ngồi ì ra như bị bấm huyệt “cấm khẩu”. Một số vị do tư duy quá mức mà không lóe ra được ý nào đã díp cả hai mí mắt lại ngủ ngồi, số còn lại mưo màng ngắm khói thuốc lá. Là một cán bộ dày dạn trong họp hành, trưởng phòng Trần Chóng biết đã đến lúc phải bế mạc cuộc họp:
-         Các đồng chí ạ, lời huấn thị của đồng chí lãnh đạo tỉnh nhà vẫn còn sờ sờ ra đây: cơ quan phải làm thế nào đẻ tháo gỡ những khó khăn bức bách của huyện nhà, phải phấn đấu nâng cao mức sống của nhân dân toàn huyện, đưa sản xuất phát triển theo chiều rộng, chiều sâu và chiều ngang, làm ra thật nhiều của cải vật chất cũng như tinh thần cho xã hội, phải hạn chế sinh đẻ, tăng năng suất lao đọng, tăng nguồn hàng xuất khẩu…Nói theo ngôn ngữ thống kê của các đ/c là phải làm cho đồ thị về mọi mặt chỉ có đi lên, trừ giá cả và sinh đẻ! Đấy, các đ/c thấy đấy. Đáng lẽ như mọi lần trước chỉ cần phải thấm nhuần không thôi thì tôi chỉ phổ biến qua qua một lượt là nghỉ. Song lần này, lãnh đạo muốn có ngay các biện pháp và kết quả hành động sau một tháng kể từ khi xuống thăm Phòng ta. Hôm nay chỉ còn có 5 ngày nữa là chúng ta phải nộp sản phẩm rồi các đ/c ạ. Tôi kêu gọi các đ/c suy nghĩ, đ/c nào từ trước đến nay chưa quen tư duy thì hãy thử bắt đầu tư duy càng đỡ phải đổi mới. Ai có sáng kiến gì hãy đến thẳng lãnh đạo phòng trình bày.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Mời Tham Dự Buổi Du Xuân Giáp Ngọ 2014

Tiếp tục chương trình của năm kỷ niệm 40 năm thành lập Ban điều khiển học, xin trân trọng Mời tất cả các anh, chị, em Ban điều khiển học (cũ) tham gia buổi du xuân Giáp Ngọ 2014 vào ngày 23/02/2014
Thời gian xuất phát và xe sẽ đón như sau
7h00 (sáng) : Tại số 1 Nguyễn Đình Chiểu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội (gần công viên thống nhất và Viện Mắt TW)
7h30: Tại cổng phụ Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam (số 18 Hoàng Quốc Việt - Trước mặt Viện Công Nghệ Thông Tin)
Thời gian hoạt động: 1 ngày tại Trang trại đồng quê ba vì (gần cổng Vườn quốc gia Ba vì)
Nội dung hoạt động:  Họp mặt hàn huyên vui vẻ

                                                                                            Thay mặt nhóm liên lạc
                                                                                                Ngô Kiều Oanh


Hài Và Tạp Văn (Tiếp)

TIN HOẠT ĐỘNG CỦA CHI ĐOÀN ĐKH 
CHỐNG NẠN NÓI TỤC

            Đứng trước nguy cơ bành trướng khuynh hướng nói năng nặng lời, thậm chí nói tục trong giới trí thức gây ảnh hưởng xấu đến thiếu nhi và phái đẹp, Tiểu ban Văn hóa Chống nói tục của Chi đoàn đã họp khẩn cấp để tìm biện pháp khắc phục, xóa bỏ cao trào này.
      Một ủy viên có nhiều kinh nghiệm nói tục đã đề nghị thay tất cả những lời tục tĩu bằng tên các danh lam thắng cảnh, ví dụ: cút đi thành Chùa Hương, đồ mất dạy thành Vịnh Hạ Long, quỷ sứ thành Cúc Phương…Nhưng xem ra phương pháp này không ổn vì số danh lam thì ít mà số lời tục thì nhiều. Cuối cùng, hội nghị quyết định thay những lời tục tĩu bằng các danh từ toán học. Ví dụ: ánh xạ, toán tử, cực trị…Như thế, một cuộc cãi lộn sẽ đại loại xảy ra như thế này:
-         Này, anh kia, giới nội cái hàm giả lồi lại, đừng có ồn trắng!
-         Cái gì, còn anh đóng cái đa tạp kì dị đi thì có, đừng nhiễu cộng tính, ông cho một tôpô mạnh bây giờ!
-         Đồ dưới vi phân đi mà ăn tích phân của tao!

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Chuyện vui đầu xuân Giáp Ngọ


  1. Đầu xuân Giáp Ngọ, OUTPUT vừa nhìn thấy INPUT đã chạy lại vồn vã:
-          Năm mới chúc anh INPUT vạn sự như ý. Cám ơn anh khoản lì xì 1 triệu anh gửi qua BLACKBOX mừng tuổi em đêm giao thừa.
INPUT tỏ vẻ ngạc nhiên:
-          Ủa, sao chỉ có 1 triệu? Anh gửi qua BLACKBOX mừng tuổi em 5 triệu kia mà?
OUTPUT hơi xịu mặt:
-          Thì anh còn lạ gì BLACKBOX .

  1. ROBUST hỏi ADAPTIVE :
-          Cậu có thể bật mí với tớ vì sao đề tài nghiên cứu về Điều khiển học của cậu được duyệt và cấp kinh phí còn đề tài của tớ thì không?
ADAPTIVE cười hóm hỉnh:
-          Vì trong đề cương cậu không trình bày nguyên lý feedback.

  1. Giáp và Ngọ là hai sinh viên ngành Điều khiển tự động chuẩn bị thi học kỳ.  Giáp hỏi Ngọ:
-          Theo cậu Nyquist và Lyapunov khác nhau thế nào?
Ngọ suy nghĩ một lát rồi đáp:
-          Nyquist ổn định theo kiểu Mỹ còn Lyapunov ổn định theo kiểu Nga.



Vũ Ngọc Phàn, Xuân Giáp Ngọ 2014.

TÌM VỀ DĨ VÃNG (Chuyện hài viễn tưởng)

TÌM VỀ DĨ VÃNG
         (Chuyện hài viễn tưởng)

- Kính thưa các viện sĩ,- Viện sĩ Chủ tịch Rêvơ đứng dậy nói, - vừa rồi ngài Phăngtazi đã trình bày xong Luận án về nguồn gốc phát sinh Xi-bec-ne-tic ở vùng đất Việt Nam cổ, bảo vệ danh hiệu “Viện sĩ Viện hàn lâm hành tinh Đại Đồng”. Đây  là một công trình hết sức quan trọng và công phu. Nó soi sáng được nhiều vấn đề về phương pháp luận.
- Tôi xin hỏi.
          - Vâng, mời Viện sĩ Kexchông.
          - Dựa vào căn cứ nào mà ngài Phăngtazi lại cho rằng ngày sinh Xi-bec-ne-tic ở vùng đất Việt cổ là 16 tháng 1 năm 1974?
          - Vâng, tôi xin trả lời.- Trên màn hình lớn hiện lên khuôn mặt căng thẳng của Phăngtazi, viện sĩ sinh khóa 40 của Sao Hỏa xin bảo vệ từ xa. –Lúc đầu chúng tôi đã tưởng rằng ngày sinh của nó đâu khoảng tháng 4  năm 1977 tại đất Ngọc Hà, vì chúng tôi khai quật được ở vùng này một cái máy rất lạ. Kích thước của máy bằng hộp phấn, sáu mặt là các tấm lưới thép mắt cáo, có một lò xo nhỏ nhạy bên trong. Đây là một thiết bị tự động thô sơ. Lúc đầu, chúng tôi không rõ máy này dùng để làm gì. May sao, bên trong ruột máy chúng tôi tìm thấy một bộ xương của một động vật có vú nhỏ. Qua khảo cổ công phu, chúng tôi đi đến khẳng định: đây là một động vật cổ xưa, ngày nay không tồn tại, nhưng mấy nghìn năm trước rất thịnh hành. Động vật này có tên là “Chuột”. Có lẽ, ngày xưa, các nhà Xi-bec-ne-tic đã biết dùng máy này săn loài động vật này để ăn, vì nghe nói thời đó thực phẩm vô cùng khan hiếm. Nhưng sau đó, chúng tôi khai quật được một cái bàn đá ở trung tâm thành Hà Nội cổ. May mắn làm sao, trên mặt bàn có khắc nguyệch ngoạc dòng chữ “16/1/1974 – ĐKH”.